Giới thiệu cây Phát Lộc tháp
- Tên khác: cây Thần Tài, cây Phát Tài Phát Lộc, cây Phất Dụ, cây Trúc Phát Lộc, Trúc May Mắn
- Tên khoa học: Dracaena Sanderiana, họ Măng tây
- Xuất xứ: Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam
Đặc điểm
- Thân cây chia từng lóng (đốt) như lóng trúc, màu xanh nhạt (trắng), dẻo dễ uốn để tạo thế
- Thân được cắt khúc ngắn, bôi lên phía vết cắt một ít dung dịch parafin để dưỡng cây, tránh úng nước hoặc sâu bệnh tấn công
- Từ chân lóng (nách lá) mọc lên những chồi lá màu xanh, trơn nhẵn, tỏa tròn đều
- Thường được trồng dưới dạng cành, nhiều cành trong cùng một chậu
- Trên bề mặt đất của chậu được bao phủ bởi một lớp cỏ May Mắn xanh mướt
Ý nghĩa phong thủy
- Là biểu tượng của may mắn, bình an, hạnh phúc
- Hay được chưng ở bàn thờ Thần Tài - Thổ Địa để cầu may mắn
- Chưng cây trong dịp Tết với ước nguyện bình an, thêm tài lộc
- Hợp với người mệnh Thủy và tuổi Mão
Công dụng
- Dùng để trang trí bàn làm việc, bàn nước, quầy thu ngân, kệ sách, ... hoặc thậm chí là bàn thờ gia tiên
- Thanh lọc không khí rất tốt, hút bớt khói bụi và các khí độc hại
Cách trồng và chăm sóc cây Phát Lộc tháp
- Ánh sáng: sống được trong môi trường bán râm hoặc thiếu ánh sáng, nhưng vẫn cần phơi nắng nhẹ tuần 1 lần
- Đất: trộn hỗn hợp mùn cưa, xơ dừa và đất tribat. Chú ý đất thoát nước tốt
- Nước: cần ít nước, tưới 3 ngày/lần với lượng vừa phải, tránh ngập úng và gây thối phần cỏ May Mắn
- Phân bón: dùng phân vi sinh để hòa loãng cùng nước và tưới dưới gốc