Giới thiệu Cây Thiết Mộc Lan nội thất
Tên gọi khác: Cây Phát Tài, cây Phất Dụ Thơm.
Tên khoa học: Dracaena fragrans
Họ: Dracaenaceae
Xuất xứ: Tây Phi
Đặc điểm:
- Lá của cây thiết mộc lan mọc thành hình nơ, bóng và có màu sẫm, phiến lá có sọc rộng và nhạt màu hơn đồng thời ngả vàng ở phần trung tâm. Lá cây có thể dài đến 1m và rộng 10 cm.
- Hoa của cây thiết mộc lan thường mọc thành chùm màu trắng và có mùi rất thơm, nhất là vào ban đêm.
Ý nghĩa phong thủy:
- Mang đến may mắn cho gia chủ về tài lộc và tiền bạc, nhất là khi cây ra hoa, bởi đó là lúc báo hiệu tiền tài sắp đến với bạn.
- Nếu đặt cây theo hướng Đông hoặc Đông Nam của ngôi nhà, cây sẽ đại diện cho hành Mộc, có ý nghĩa đem đến may mắn cho gia chủ.
Công dụng:
- Làm cây cảnh văn phòng, cây nội thất, trồng trong nhà phong thủy.
- Cây có thể lọc bỏ các độc tố gây ô nhiễm không khí, hấp thụ monooxide de carbone rất hiệu quả. Ngoài ra cây còn hút được cả benzene, toluene, formallhelyde, mang đến nguồn không khí trong lành và duy trì sức khỏe cho các thành viên trong nhà.
Cách trồng:
- Ánh sáng: nên trưng cây phát tài ở gần cửa kính,cửa sổ, sảnh lớn hay hành lang để có ánh sáng khuếch tán vừa đủ.
- Nước: thiết mộc lan là loài cây thân gỗ nên nhu cầu nước tưới trung bình,lại để trong nhà nên chỉ cần tưới vừa phải cho cây. Hàng tuần tùy điều kiện thời tiết, bạn tưới 2-3 lần đều quanh gốc với lượng nước từ 0,5-1 lít tùy kích thước chậu.Khi thấy mặt chậu se khô hãy tưới. Cây thiết mộc lan ghép thì tưới lượng nước ít hơn thiết mộc lan gốc. Thường xuyên chú ý quan sát gốc để tránh cây bị thối gốc.
- Phân bón: Hàng tháng bạn nên bón phân nhả chậ để kích thích rễ phát triển, mỗi chậu chọc khoảng 10-15 lỗ tùy kích thước chậu. Mỗi lỗ từ 5-7 hạt , giữa gốc và thành chậu. Độ sâu mỗi lỗ khoảng 1cm, sau đó lấp đất lên để phân không bị bốc hơi rồi tưới nước bình thường. Khi cây phát tài bị xấu yếu, ta hòa loãng phân theo tỷ lệ 8:1 nước:phân để tưới vào gốc.
- Sâu bệnh: Cây phất dụ thường ít bị sâu bệnh gây hại