Vườn Cây Việt
Không Chỉ Là Cây Cảnh

Mệnh hợp và ý nghĩa phong thuỷ cây Hồng môn

9/25/2018 9:17:00 AM  

Cây Hồng môn là loại cây không chỉ đẹp mà còn mang lại nhiều ý nghĩa tốt lành.

cay-hong-mon-de-ban.jpg

Cây hồng môn để bàn

Đặc điểm cây Hồng môn

Cây Hồng môn còn được gọi là cây Buồm Đỏ, cây Vĩ Hoa Đỏ, những tên gọi này đều bắt nguồn từ sắc đỏ tươi của hoa. Hoa có lá dạng hình trái tim, nở rộng, thường có màu đỏ, cam, hồng, một số khác cũng có màu trắng. Ở gần cuốn, trên phiến lá có đính một “hoa tự” thuôn tròn, hơi dài, dáng giống ngà voi, màu vàng nhạt. Mỗi hoa thường có 4-5 bông hoa.

cay-hong-mon-do.jpg

Đặc điểm của cây Hồng Môn

Ý nghĩa phong thủy của cây Hồng môn

Cây có cánh hoa đỏ thắm, cánh hoa và lá hình trái tim thể hiện sự nhiệt tình, ấm áp, và tượng trưng cho tình yêu bất diệt. Người trồng cây thường có tính cách khá quyết đoán, nhiều đam mê, có khả năng làm lãnh đạo và nhờ có cây mà thêm niềm tin cũng như ý chí vươn lên để chạm đến thành công. Cây còn là biểu tượng của sự bền bỉ và sức mạnh bên trong cuộc sống.

Trong phong thủy cây Hồng Môn thể hiện sự may mắn, đem đến tài lộc, thịnh vượng cho gia chủ.

Mệnh hợp với cây Hồng môn

Theo các chuyên gia, cây này rất hợp với người mệnh Hỏa. Nhắc tới mệnh Hỏa chúng ta liên tưởng ngay tới hình ảnh ngọn lửa nồng cháy nhưng có lúc có thể thiêu rụi mọi thứ và tính cách người mệnh Hỏa cũng như vậy.

Tuy nhiên, đôi khi vì nóng nảy, hiếu chiến, lại thiếu kiên nhẫn, cả thèm chóng chán nên sẽ gặp nhiều trở ngại trong công việc. Vì giỏi kiếm tiền nên họ cũng tiêu xài hoang phí, dẫn đến tài sản khó tích lũy được nhiều. Mệnh Hoả nên trồng một chậu Hồng Môn trang trí trong nhà, góc phòng đọc sách hay bàn làm việc, sẽ mang đến nhiều may mắn.

Người mệnh Thổ rất phù hợp trồng cây này, giúp mang đến tài lộc và may mắn.

Cách chăm sóc cây Hồng Môn

 Là một trong những loại cây dễ trồng và không đòi hỏi nhiều ở công chăm sóc vì thế cây được sử dụng nhiều để trang trí văn phòng nhà ở.

  • Đất trồng: Cây sống tốt ở môi trường đất thịt, đất mùn kết hợp thêm một chút xơ dừa hoặc trấu để tạo độ xốp cho đất và dễ thoát nước tránh bị úng rễ. Có thể kết hợp thêm phân bón để cây sinh trưởng tốt. Khoảng từ 6-12 tháng nên thay đất để bổ sung dinh dưỡng cho cây.
  • Ánh sáng: Cây sống tốt ở điều kiện thiếu sáng tuy nhiên nên đặt cây ở nơi có ánh sáng nhẹ hoặc bên cửa sổ, ban công để cây sinh trưởng tốt và ra hoa nhiều hơn.
  • Tưới nước: không cần tưới quá nhiều nước tuy nhiên cũng không nên để đất quá khô vì Hồng Môn là cây ưa độ ẩm cao. Nên tưới từ 2-3 lần/tuần. Với những cây sống trong phòng máy lạnh hoặc vào mùa đông thì cần giảm lượng nước tưới và số lần tưới cho cây.
  • Cắt tỉa cây: Lá cây to, nhẵn bóng, cây lại lọc không khí tốt nên lá cây giống như một chiếc nam châm hút bụi. Vì vậy, thỉnh thoảng bạn nên dùng khăn ướt lau lá để cây quang hợp được tốt hơn và chậu cây đẹp mắt hơn. Trong thân và lá cây Hồng Môn có chứa chất oxalate gây kích ứng da (ngứa ngáy, hoặc nổi mẩn đỏ) vì vậy nên mang găng tay khi cắt tỉa cây.
  • Nhân giống: Cây Hồng Môn thường được nhân giống bằng phương pháp tách bụi và gieo hạt. Ngoài ra trong công nghiệp cây Hồng Môn còn được nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô.

Lưu ý khi trồng cây Hồng môn

Lá cây Hồng Môn chứa các tinh thể calcium oxalate rất độc, nên gây bỏng nghiêm trọng ở miệng khi ăn phải. Tránh để trẻ em và vật nuôi tiếp xúc với cây.

cay-hong-mon.jpg

Lưu ý khi trồng cây Hồng môn

Video giới thiệu cây Hồng Môn

Tin tức nổi bật