Vườn Cây Việt
Không Chỉ Là Cây Cảnh

TOP 10+ cây thủy canh đẹp, dễ trồng và những lưu ý khi chọn, chăm sóc cây

2/17/2020 1:10:00 PM  

Trồng cây thủy canh được xem là biện pháp mới mang lại nhiều lợi ích và thú vui cho người trồng. Tuy nhiên, không phải cây nào cũng thích hợp để trồng canh. Vậy làm sao để chọn được cây thủy canh đẹp và dễ trồng? Dưới đây sẽ là toàn bộ lưu ý để bạn có thể tự chọn cho mình 1 chậu cây trồng trong nước vừa đẹp, vừa khỏe đấy.

Những lợi ích không thể bỏ qua khi trồng cây thủy canh

Có rất nhiều người yêu cây cảnh nhưng lại lo ngại cây dễ chết, khó chăm hoặc đôi khi là…quên tưới nước. Nhưng với cây thủy canh mini thì những điều này gần như là không hoặc rất ít xảy ra. Ngoài ra, nó còn nhiều lợi ích khác như:

-          Tiết kiệm thời gian chăm sóc cây. Bởi vì 1 – 2 tuần thì bạn mới cần thay nước cho cây 1 lần

-          Không sợ đất trong chậu bị văng ra ngoài làm bẩn bề mặt bàn. Bởi chúng mình đang trồng bằng nước mà.

-          Chẳng những được nhìn cây lá phát triển, mà giờ đây chúng ta đã có thể nhìn những chiếc rễ mỗi ngày dài thêm 1 tí. Nếu sáng tạo hơn, chúng mình có thể nuôi thêm vài chú cá cảnh nữa đấy. Thật tuyệt vời đúng không nè.

-          Giống như cây trồng đất, cây thủy sinh giúp mang lại bầu không khí trong lành nơi bạn làm việc. Và với những cây phong thủy, nó còn được tin rằng sẽ mang lại may mắn, tài lộc cho bạn nữa đấy. Đó là những cây nào? Chúng ta sẽ cùng điểm qua trong danh sách dưới đây nhé.

TOP 10+ cây thủy canh đẹp và dễ trồng nhất hiện nay

Dưới đây là danh sách các loại cây trồng trong nước đẹp, được nhiều người lựa chọn nhất tại Vườn Cây Việt:

Cây Trầu Bà Thủy Canh

Cây trầu bà thủy canh là loại cây được ưa chuộng và lý tưởng nhất để trang trí để bàn làm việc, trong văn phòng, phòng khách. Chúng rất đẹp nên được trồng để trang trí, làm nguyên liệu cắm hoa, ngoài ra chúng là một loại cây hữu ích cho cuộc sống của chúng ta.

Công dụng: cây giúp hút khí độc, làm không khí trong lành.

Ý nghĩa phong thủy: tượng trưng cho may mắn, thành đạt và bình an.

trau-ba-cam-thach-1.jpg

Cây Phú Quý Thủy Canh

Nhiều người chuộng trồng cây Phú Quý trong nước vì cách làm này giúp tăng vẻ đẹp của cây. Bạn có thể tha hồ ngắm nghía bộ rễ trắng ngà của cây Phú Quý trong chiếc bình thủy tinh trong suốt. Cũng dễ dàng trang trí cho chậu cây tùy thích. Đơn giản thì vài viên sỏi trắng, đá màu vào chậu trồng. Cầu kỳ thì thêm hai, ba chú cá bảy màu tung tăng bơi lội. Nuôi thêm cá trong chậu trồng cũng là cách để hạn chế loăng quăng sinh trưởng.

Công dụng: Cây Phú Quý thuỷ canh rất được ưa chuộng bởi có khả năng thanh lọc không khí, giảm bớt ô nhiễm khói bụi, giúp cải thiện không gian sống

Ý nghĩa phong thủy: là biểu tượng của phú quý, mang tài lộc đến cho gia chủ

cay-phu-quy-thuy-canh.jpg

Cây Ngũ Gia Bì Thủy Canh

Cây Ngũ gia bì tương đối phổ biến và được tìm mua vì nhiều lý do, hai trong số những lý do thường nghe nhất là Ngũ gia bì rất dễ trồng và nó có khả năng đuổi muỗi.

Công dụng: Cây có khả năng hấp thụ các chất độc có hại như benzen, formaldehype

Ý nghĩa phong thủy: tượng trưng cho sự sống sinh sôi nảy nở, giúp phát triển sự nghiệp, đời sống cho gia chủ. Phù hợp với người mệnh Mộc.

ngu-gia-bi.jpg

Cây Ngọc Ngân Thủy Canh

Với màu sắc lá đặc biệt, trong thời gian gần đây cây Ngọc Ngân rất được nhiều người chuộng làm cây thủy canh để bàn làm việc. Không chỉ giúp mang lại bầu không khí trong lành hơn mà chính màu sắc bắt mắt của cây còn khiến người trồng cảm thấy thư thái hơn sau những giờ làm việc căng thẳng.

Công dụng: NASA đã xếp loài cây ngọc ngân này vào danh sách 10 loại cây lọc và khử độc không khí tốt nhất. Phiến lá rộng, hấp thụ tốt các chất độc hại có trong không khí. Lọc bụi bẩn và các vi khuẩn gây dị ứng hô hấp, giảm bớt các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi có trong không khí.

Ý nghĩa phong thủy: mang may mắn, tiền bạc đến cho gia chủ

cay-ngoc-ngan-thuy-sinh.jpg

Cây Lưỡi Hổ Thủy Canh

Lưỡi Hổ thường được biết là cây trồng trong đất. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể khiến nó thành cây trồng bán thủy canh. Với sự kết hợp từ 1 phần trồng đất và 1 phần trồng nước khiến cây Lưỡi Hổ trở nên dễ chăm sóc hơn bao giờ hết.

Công dụng: NASA đã nghiên cứu và công bố về tác dụng của cây lưỡi hổ. Đó là việc thanh lọc rất tốt không khí và hấp thụ 107 độc tố. Đặc biệt là khả năng hấp thụ các chất gây ô nhiễm không khí, môi trường quanh ta.

Ý nghĩa phong thủy: Tượng trưng cho sự mạnh mẽ như hổ, mang lại may mắn cho người trồng

luoi-ho-thai-1.jpg

Cây Lan Ý Thủy Canh

Với những mo hoa màu trắng, Lan Ý mang lại cảm giác nhẹ nhàng cho người trồng. Điều đó lại càng đặc biệt hơn khi Lan Ý được trồng dưới hình thức thủy canh, kết hợp với việc nuôi thêm vài chú cá nhỏ nhắn khiến bàn làm việc của bạn trở nên trong lành hơn bao giờ hết.

Công dụng: Đứng đầu danh sách loài cây lọc không khí, không chỉ hấp thụ một số chất gây ung thư như: formaldehyde, benzen và trichloroethylene, nó còn hấp thụ cả xylene và toluene hóa chất tìm thấy trong dầu hỏa. Hơn thế nữa nó còn hấp thụ năng lượng bức xạ nhân tạo phát ra từ tivi, điện thoại, lò vi sóng, máy tính, đài, đồng hồ điện tử…

Ý nghĩa phong thủy: Bông hoa có mo màu trắng tinh khôi mang vẻ đẹp thướt tha, dịu dàng nhưng vươn thẳng lên trên như thể hiện sự thanh cao, trang nhã. Cây giúp mang đến may mắn, tài lộc cho người trồng

 cay-lan-y-de-ban-thuy-sinh.jpg

Cây Đuôi Công Thủy Canh

Vẻ đẹp nổi bật và sinh động của đuôi công tạo cho bạn những cảm hứng bất tận. Tinh thần thoải mái luôn tích cực trong suy nghĩ. Từ đó, cảm thấy yêu thiên nhiên, cuộc sống, đồng thời giải tỏa tâm lý hiệu quả.

Công dụng: Cây hút khí độc, ngăn chặn dị ứng, giúp tinh thần bạn thoải mái, giảm căng thẳng góp phần tăng năng suất lao động.

Ý nghĩa phong thủy: là biểu trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và tài lộc cho gia chủ

cay-duoi-cong-soc-trang.jpg

Cây Bàng Singapore Thủy Canh

Là loài cây cảnh mới xuất hiện gần đây, Bàng Singapore mang vẻ đẹp hiện đại. Cây dễ trồng, đặc biệt là có khả năng thích nghi tốt trong môi trường máy lạnh.

Công dụng: Khả năng lọc không khí, khói bụi rất cao

Ý nghĩa phong thủy: Cây mọc thẳng, tượng trưng cho sự chịu khó, cần cù và ý chí vươn lên trong cuộc sống

cay-bang-singapore.jpg

Cây Hồng Môn Thủy Canh

Từ rất sớm, người ta đã tìm ra cách thủy canh hóa cây Hồng Môn. Cây sống khỏe và không tốn nhiều công chăm sóc nên hiện nay Hồng Môn rất được nhiều người chọn trồng làm cây thủy sinh trong nhà.

Công dụng: Cây có tác dụng thanh lọc không khí

Ý nghĩa phong thủy: Cây Hồng Môn tượng trưng cho tình yêu và lòng hiếu khách

Cây Kim Ngân Thủy Canh

Cây Kim Ngân được xem là cây đem lại may mắn, tiền tài về cho người trồng, đồng thời cây cũng mang một vẻ đẹp đơn giản, không cầu kỳ nhưng lại toát lên một cảm giác nhẹ nhàng khó tả đối với người trồng.

Công dụng: Kim ngân có tác dụng đuổi muỗi rất tốt

Ý nghĩa phong thủy: Với tên gọi mang ý nghĩa là tiền vàng, tượng trưng cho tài lộc, may mắn đến với gia chủ. Thanh lọc không khí, góp phần đáng kể tạo ra không gian xanh mát, thư giãn

kim-ngan-thuy-canh.png

Cây Phát Lộc Thuyền

Hầu hết các cây Phát Lộc đều được trồng thủy canh. Nhưng với Phát Lộc Thuyền thì đó bao gồm cả sự sáng tạo của người trồng. Bằng việc kết hợp nhiều thân cây Phát Lộc, người nghệ nhân có thể bó buộc cây thành hình dáng chiếc thuyền đầy độc đáo và sang trọng.

Công dụng: Dùng làm cây để bàn, cây văn phòng, trang trí nhà.

Ý nghĩa phong thủy: Là biểu tượng của may mắn, bình an, hạnh phúc, mang lại năng lượng phong thủy tốt nhờ dung hòa được 5 yếu tố Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

cay-phat-loc-thuyen-thuy-canh.jpg

Cách chọn và chăm sóc cây thủy canh tốt nhất

# Cách chọn cây thủy canh đẹp, khỏe

Để chọn được cây thủy canh đẹp và khỏe, bạn cần lưu ý đến những đặc điểm sau:

-          Thân cây phải chắc khỏe, không được mềm hoặc có dấu hiệu ngã khụy. Vì đó là dấu hiệu cho thấy cây đang yếu, bệnh.

-          Phần rễ của cây phải sạch, không được bám rêu xanh. Rễ khỏe, tránh chọn cây có phần rễ giập vì khi mua về bạn phải tốn thời gian chăm sóc, phục hồi cho cây.

# Cách chăm sóc cây thủy canh

Việc chăm sóc cây thủy canh hoàn toàn không khó. Bạn chỉ cần:

-          Thay nước cho cây 2 tuần/lần hoặc khi chậu gần cạn nước/nước bẩn.

-          Chỉ nên cho 1 lượng nước vừa đủ vào chậu. Tốt nhất là nước chỉ nên ngập 2/3 rễ. Vì phần khoảng trống còn lại sẽ giúp cho rễ của cây dễ dàng hô hấp và sinh trưởng hơn.

-          Khi thay nước bạn có thể dùng nước sạch để thay hoặc tốt hơn là cho thêm 1 chút dung dịch thủy canh để cây phát triển tươi tốt hơn. Dung dịch thủy canh được xem là chất dinh dưỡng cần thiết để cây thủy canh có thể phát triển như khi trồng đất.

-          Dù là cây trồng đất hay là cây trồng thủy canh thì bạn nên đảm bảo rằng cung cấp đủ nắng để cây phát triển. Nếu là cây trong văn phòng thì nên cho cây ra nắng 1 – 3 lần/tuần. Mỗi lần mang cây ra nắng nên mang cây ra ngoài thật sớm để tránh cho cây bị sock nhiệt, để bên ngoài khoảng 3 – 4 giờ nắng là có thể mang vào lại phòng.

-          Khi thấy rễ cây có dấu hiệu bị giập, úng thì lập tức cắt bỏ phần rễ và thay nước mới cho cây là được.

 

Tin tức nổi bật