1. Ý nghĩa phong thủy của cây Trầu Bà thủy sinh
Bên cạnh những tác dụng dễ dàng thấy được của cây trầu bà thủy sinh như thanh lọc không khí, hấp thu khí độc, giảm stress, hấp thụ bức xạ từ các thiết bị điện tử,...cây Trầu Bà còn có ý nghĩa to lớn về mặt phong thủy.
Đối với người làm sếp: Trồng cây Trầu Bà thể hiện uy quyền, sang trọng và địa vị của bạn thân. Thể hiện ý chí vươn lên mãnh liệt nhằm khẳng định bản thân. Cây còn giúp cho công việc gặp được thuận lợi con đường sự nghiệp hanh thông.
Đối với cá nhân, gia đình: Trầu Bà đem đến tài lộc, may mắn, thịnh vượng cho người trồng chúng. Hơn nữa chúng còn mang lại tiền tài, bình yên và hạnh phúc.
2. Tuổi hợp và mệnh hợp với cây trầu bà thủy sinh
Bất cứ tuổi nào, mệnh nào cũng đều có thể trồng cây Trầu Bà. Tuy nhiên, theo các chuyên gia phong thủy thì khi ở cùng những người tuổi Ngọ hoặc người mang mệnh Mộc, Thổ thì những ý nghĩa phong thủy mà cây Trầu Bà mang lại càng mạnh mẽ hơn.
2.1 Cây trầu bà hợp tuổi nào
Người tuổi Ngọ thường yêu thích sự độc lập, đổi mới và không muốn bị phụ thuộc. Họ là những người rất hào phóng, rộng rãi lại giỏi ngoại giao. Đây là một trong những tuổi có vận thế cực tốt, rất dễ thành công trong công việc. Tuy nhiên người tuổi Ngọ cũng khá phung phí, không giỏi tiết kiệm nên cuộc sống của họ thường không dư giã. Để khắc phục điều này, chỉ cần trồng 1 cây Trầu Bà trên bàn làm việc hoặc trước cửa nhà nhằm thu hút tài lộc, vượng khí để thu được nhiều tiền tài hơn.
2.2 Cây trầu bà thủy sinh hợp với mệnh nào
Người mệnh Mộc thường có tính tình phóng thoáng, rộng lượng, hay giúp đỡ mọi người. Họ thường được những người xung quanh yêu mến và kính trọng nhờ vào cách đối nhân xử thế. Hơn nữa họ còn là những người chủ động, thông minh và sắc bén. Tuy nhiên đôi lúc họ lại quá tin người và không quyết đoán. Vì vậy trồng cây trầu bà thủy sinh sẽ giúp họ trở nên mạnh mẽ, bền bỉ và không ngừng vươn lên. Theo ngũ hành tương sinh Mộc sinh Hỏa nên những người mệnh Hỏa trồng cây Trầu Bà sẽ là nền móng, bệ phóng vững chắc để họ vươn tới thành công.
3. Cách trồng cây Trầu Bà thủy sinh
3.1 Chọn chậu
Cây trầu bà thủy sinh cũng giống như những cây cảnh khác, cây trồng trong nước để giúp chủ nhân dễ dàng quan sát vẻ đẹp của bộ rễ bên trong. Đồng thời khi trồng trong nước Trầu Bà trở nên sang trọng và thanh lịch hơn. Nên chọn những chậu có thân bầu miệng nhỏ để giúp cây dễ dàng đứng vững. Trường hợp miệng chậu lớn thì cần sử dụng mút xốp hoặc rọ để cố định cây.
3.2 Các bước trồng cây Trầu Bà thủy sinh
- Tách bầu rễ cây Trầu Bà ra khỏi chậu. Phủi sạch phần đất bám xung quanh bộ rễ. Khi tách đất đến rễ cây thì dừng lại.
- Để phần rễ cây dưới vòi nước xả sạch phần đất bám trên rễ.
- Cắt tỉa phần rễ hư, bỏ bớt cành lá.
- Đổ 1 phần nước vào chậu sau đó cho cây Trầu Bà vào. Đổ thêm nước vào chậu, lưu ý chỉ đổ nước ngập rễ nhưng không được đổ ngập thân và lá. Có thể dùng thêm một ít sỏi hoặc đất tinh để trang trí và cố định thân, rễ cây.
4. Cách chăm sóc cây Trầu Bà thủy sinh
Thay nước
Cây Trầu Bà thủy sinh cần bổ sung nước 1-2 lần/tuần. Khoảng 2-4 tuần nên thay nước cho cây 1 lần hoặc khi thấy nước bị đổi màu hoặc rễ cây bị úng. Khi thay nước nên rửa sạch bộ rễ, cắt bớt rễ già, úng. Đồng thời vệ sinh chậu sạch sẽ. Nước dùng để thay cho cây nên dùng nước sạch, không bị nhiễm phèn, nhiễm mặn hay chứa chất clo.
Ánh sáng
Cây Trầu Bà thủy sinh chỉ cần ánh sáng gián tiếp hoặc phơi trực tiếp dưới nắng nhẹ (buổi sáng trước 10h, buổi chiều sau 4h). Cây có thể sinh trưởng tốt dưới bóng đèn huỳnh quang. Tuy nhiên để lá cây tươi đẹp hơn nên đưa cây ra phơi nắng 1 lần/tuần. Khi phơi cây nên tránh ánh nắng gắt khiến cho cây bị cháy lá.
Bổ sung dinh dưỡng
Sau mỗi lần thay nước để cây Trầu Bà thủy sinh phát triển tốt hơn nên bổ sung dung dịch dinh dưỡng cho cây bằng dung dịch thủy sinh. Trimix-DT 100 ml là một dung dịch thủy sinh thường được dùng phổ biến cho các loại cây thủy sinh. Mỗi cần dùng chỉ cần nhỏ một nắp dung dịch vào chậu.