Vườn Cây Việt
Không Chỉ Là Cây Cảnh

5 cây trồng trong phòng ngủ và 5 nguyên tắc cần ghi nhớ

2/12/2019 5:24:00 PM  

Nhiều người rất thích trồng cây trong nhà, nhất là phòng khách và phòng ngủ. Tuy nhiên, việc trồng cây trong phòng ngủ gặp nhiều bất lợi:

  • Ban đêm cây trồng trong phòng ngủ hấp thụ khí oxy và thải ra cacbonic làm không gian căn phòng ngột ngạt, ảnh hưởng đến giấc ngủ
  • Phòng ngủ thuộc tính âm, trầm, cần yên tĩnh, thư thái. Cây xanh lại sinh trưởng, phát triển, chuyển động, thuộc tính dương
  • Cây xanh có thể thu hút muỗi và côn trùng đến trú ngụ, rụng lá gây mất vệ sinh, tạo nên vi khuẩn, mầm bệnh tấn công con người

Vậy thì, phải chăng không có cây nào trồng được trong phòng ngủ? Đừng vội từ bỏ ý định, hãy thử tham khảo bài viết sau, biết đâu bạn sẽ tìm ra được ý tưởng hay giải quyết vấn đề.

5 nguyên tắc cần ghi nhớ khi trồng cây trong phòng ngủ

Nguyên tắc 1: Chọn cây có cơ chế sinh học ngược (thực vật CAM)

Thực vật CAM hay quang hợp CAM (Crassulacean acid metabolism) có nghĩa là trao đổi chất acid Crassulacea.

Nói một cách dễ hiểu thì những thực vật CAM có cơ chế sinh học ngược so với đa số loài thực vật. Chúng đóng kín các khí khổng (dùng để hấp thụ cacbon dioxit) vào ban ngày ngăn cản quá trình thoát hơi nước để giữ nước cho thân.

cay-trong-phong-ngu.jpg

Vào ban đêm lạnh và ẩm hơn thì khí khổng sẽ được mở ra để “nhả” khí Oxi và hấp thụ cacbon dioxit. Những cây này rất thích hợp trồng trong phòng ngủ vì sẽ làm tăng lượng oxy, đồng thời lọc và giảm bớt các khí độc hại nếu có.

Một số gợi ý như: cây Lưỡi Hổ, cây Lan Chi (Dây Nhện), cây Nha Đam, cây Dứa Cảnh, cây Ngọc Bích, …

Nguyên tắc 2: Chọn cây phải có kích thước và hình dáng phù hợp

Phòng ngủ thường là nơi có không gian khép kín và diện tích hạn chế. Ngoài giường, có thể còn có bàn trang điểm, ghế dài để đọc sách hoặc tủ đựng quần áo. Do đó, cây trồng trong phòng ngủ nên là những cây có kích thước vừa phải, trồng trong chậu mini, để bàn được càng tốt.

Tránh trồng cây có thân to, tán lá sum sê, tua tủa, nhiều hoa hay quả, dễ rụng lá. Đặc biệt, tuyệt đối không trồng những cây chứa độc tố, hoặc thân cành quá nhọn hoặc có gai.

Nguyên tắc 3: Tìm hiểu kỹ về cách chăm sóc cây trồng

Phòng ngủ thường là nơi khép kín, ít gió ít nắng nên việc trồng cây rất khó. Cây trồng ở phòng ngủ càng dễ chăm sóc càng tốt. Nên chọn những cây chịu bóng, sống được dưới ánh đèn huỳnh quang, chịu hạn tốt, không cần độ ẩm cao.

Trước khi chọn cây trồng ở phòng ngủ, bạn cần tìm hiểu kỹ về cách chăm sóc cây. Việc chăm sóc cây thường xuyên sẽ giúp phát hiện sâu, bệnh của cây để xử lý kịp thời, ngăn chặn vi khuẩn phát triển, ảnh hưởng đến sức khỏe của người trồng.

cay-trong-trong-phong-ngu-de-cham-soc-vcv.jpg

Mỗi một tuần bạn cần đem cây ra ngoài trời phơi nắng nhẹ cho cây phát triển tự nhiên. Nếu cây xuất hiện sâu bệnh hoặc nấm mốc thì dùng dụng cụ làm vườn bắt sạch, dùng nước vôi, oxy già hoặc nước muối lau rửa lá.

Tuyệt đối không xịt thuốc trừ sâu trong phòng ngủ, có thể thay thế bằng thuốc xịt muỗi. Cũng có thể đem cây ra ngoài trời hẵng xịt, đợi bay hết thuốc thì lau sạch lá và mang lại vào phòng. Nếu tình trạng sâu bệnh vẫn còn, bạn nên bỏ cây đó không trồng nữa, để đảm bảo không tác động xấu đến sức khỏe con người.

Nguyên tắc 4: Chọn cây trồng có hương sắc dễ chịu

Phòng ngủ là nơi cần sự nhẹ nhàng, yên tĩnh, thư thái để có giấc ngủ sâu. Nếu bạn trang trí hay trồng cây có màu sắc sặc sỡ, mùi hương quá nồng có thể gây khó ngủ, thậm chí mất ngủ. Lời khuyên đưa ra là, nên chọn những cây có màu nhẹ nhàng, hoa lá màu trắng, kem, pastel. Nếu cây có mùi thơm thì nên dịu nhẹ, có thể an thần, giúp dễ ngủ.

Nguyên tắc 5: Đừng tạo một khu vườn mini trong phòng ngủ

cay-trong-phong-ngu-khong-nen-trong-nhieu-cay-vcv.jpg

Phòng ngủ là nơi dành để nghỉ ngơi thư giãn, do đó không nên trồng quá nhiều cây. Không ai khuyến khích bạn tạo ra một khu vườn mini trong phòng ngủ cả. Chỉ nên trồng tối đa 3 - 4 chậu nhỏ, tỉa cành lá thường xuyên để tránh cây mọc um tùm. Những chậu cây cảnh mini để bàn là lựa chọn hợp lý nhất.

Gợi ý 5 cây trồng trong phòng ngủ

1. Cây Lưỡi Hổ

cay-trong-trong-phong-ngu-cay-luoi-ho.jpg

Lưỡi Hổ là một loài cây có cơ chế quang hợp CAM, nhả khí oxi và hít khí cacbonic vào ban đêm, rất tốt nếu trồng trong phòng ngủ. Nhiều nghiên cứu còn cho rằng cây Lưỡi Hổ có thể lọc các khí độc như nicotine (khói thuốc lá), formaldahyde, benzen, … giúp không khí trong lành hơn.

Nếu trồng cây này trong nhà, bạn nên thường xuyên dùng khăn ướt lau lá, bởi bụi bám vào lá rất nhiều (điều này chứng tỏ cây lọc không khí rất tốt).

cay-trong-phong-ngu-cay-luoi-ho.jpg

Ngoài ra, về phong thủy, cây Lưỡi Hổ tượng trưng cho sức mạnh của chúa sơn lâm canh giữ rừng già. Cây có thể giúp xua đuổi bùa chú và những điều xui xẻo, bảo vệ cuộc sống của người trồng.

2. Cây Lô Hội (Nha Đam)

Nằm trong danh sách những thực vật CAM, Lô Hội cung cấp thêm khí oxi cho phòng ngủ của bạn vào ban đêm, cải thiện không khí căn phòng thêm mát mẻ, giúp giấc ngủ của bạn êm ái hơn. Đồng thời, Lô Hội có lá mọc từ gốc, mọng nước, nên chịu hạn rất tốt, sống được trong nhà. Chính những điều đó khiến cây thích hợp trở thành cây trồng trong phòng ngủ.

cay-trong-trong-phong-ngu-cay-lo-hoi.jpg 

Đặc biệt, có người cho rằng, vì cây hút được nhiều loại khí độc nên khi chất độc hại trong phòng tăng cao, thân cây sẽ xuất hiện nhiều đốm nâu. Nhờ vào dấu hiệu này, người trồng có thể nhận biết được không khí đang ô nhiễm và có biện pháp cải thiện kịp thời.

3. Hoa Oải Hương

cay-trong-phong-ngu-cay-oai-huong.jpeg

Cây hoa Oải Hương có màu tím, mùi thơm thoang thoảng dịu nhẹ. Nhiều nước phương Tây sử dụng cây Oải Hương làm hương liệu trong nước hoa, sữa tắm và mỹ phẩm. Người ta còn dùng tinh dầu Oải Hương để xông đốt trong phòng ngủ vì có tác dụng xua đuổi muỗi, an thần.

Nếu bạn trồng một cây Oải Hương thì không chỉ giúp căn phòng trở nên thơm tho, giấc ngủ sâu hơn mà còn lọc được không khí nữa. Tuy nhiên, cây này khá khó trồng tại vùng nhiệt đới như Việt Nam. Do đó, bạn có thể cắm nhánh Oải Hương vào lọ cũng được.

4. Cây Lan Ý

cay-trong-phong-ngu-cay-lan-y.jpg

Cây Lan Ý được coi như là máy lọc không khí hàng đầu. Cây loại bỏ được khí formaldehyde, benzene, trichloroethylene, xylene và toluene (có trong dầu hỏa). Ngoài ra, nhiều người khẳng định cây có thể tăng độ ẩm không khí trong phòng ngủ lên 5%, giúp bạn có được giấc ngủ ngon hơn.

Quả thật là gợi ý tuyệt vời nếu bạn trồng một chậu Lan Ý nhỏ xinh lá xanh hoa trắng trên bàn trang điểm ngay cạnh giường ngủ.

5. Cây Nhất Mạt Hương

Cây Nhất Mạt Hương với mùi thơm dịu nhẹ có khả năng xua đuổi muỗi, giúp không gian phòng ngủ trong lành mà thơm ngát. Cây chịu bóng và chịu hạn khá tốt, sức sống mạnh mẽ nên không cần chăm sóc nhiều.

cay-trong-trong-phong-ngu-cay-nhat-mat-huong-vcv.jpg

Đặc biệt, cây Nhất Mạt Hương mang ý nghĩa của sự may mắn, đem lại nhiều điềm lành và cát lợi cho người trồng (nhất là người tuổi Hợi). Do đó, nên chăng việc trồng một chậu Nhất Mạt Hương mini trong phòng ngủ?

Nếu đã kiên nhẫn đọc đến đây, có lẽ các bạn đã có câu trả lời cho riêng mình, rằng việc trồng cây trong phòng ngủ cũng không quá khó khăn như chúng ta tưởng. Đừng quên ghé ngay 20/4 Kỳ Đồng, phường 9, quận 3, TP.HCM để lựa ngay một chậu cây trồng trong phòng ngủ thật đẹp bạn nhé! Bạn có thể xem qua 5 cây cảnh phòng ngủ hiện có tại Vườn Cây Việt qua video này nhé:

 

Tin tức nổi bật