Vườn Cây Việt
Không Chỉ Là Cây Cảnh

Bạn đã biết các loài cây cảnh chịu bóng râm?

2/28/2019 10:07:00 PM  

Nếu bạn là một người yêu thích trồng cây cảnh, nhưng diện tích ngôi nhà lại quá hạn hẹp và thiếu ánh sáng để bạn có thể đưa cây xanh vào nhà. Vậy thì bạn có thể làm gì? Bạn đã biết đến các loài cây cảnh chịu bóng râm, dù thiếu ánh sáng vẫn sinh trưởng, phát triển rất tốt? Nếu chưa, hãy thử đọc ngay bài viết dưới đây nhé!

1. Aglaonema (Chinese Evergreen)

ban-da-biet-cac-loai-cay-canh-chiu-bong-ram-1.png

Loài Aglaonema là lựa chọn số một để trồng trong nhà bởi chúng ưa thích bóng râm. Aglaonema đa dạng về màu sắc và hình dáng cây, nếu gọi tên theo tiếng Việt thì có các cây sau: cây Ngân Hậu, cây Huy Hoàng, cây Vạn Niên Thanh, cây Bạch Mã Hoàng Tử, cây Ngọc Ngân, cây Phú Quý, cây Thịnh Vượng, cây Vạn Lộc, cây Hồng Phát Lộc, ...

Chúng phát triển mạnh dưới ánh đèn huỳnh quang, nên thích hợp trồng trong nhà. Thỉnh thoảng chỉ cần bạn đem cây ra phơi nắng nhẹ để có màu sắc lá đẹp hơn. Cây cũng cực thích điều kiện độ ẩm cao, đó là lý do tại sao nó được trồng nhiều ở Việt Nam.

ban-da-biet-cac-loai-cay-canh-chiu-bong-ram-2.jpg

Loài cây này cung cấp hàm lượng oxy cao, làm sạch không khí trong nhà bằng cách loại bỏ các hóa chất, chẳng hạn như formaldehyde, benzen hoặc các chất độc khác. Mặt khác, trong quan niệm của người châu Á, nhất là nước ta, giống cây cảnh này có thể mang lại may mắn và tiền tài cho người trồng.

2. Spathiphyllum Wallisii (Peace Lily)

ban-da-biet-cac-loai-cay-canh-chiu-bong-ram-3.jpg

Spathiphyllum Wallisii là một loài thực vật có hoa trắng thuộc họ Ráy (Araceae), tên tiếng Việt là cây Lan Ý. Đây là cây nhiệt đới có nguồn gốc từ Ấn Độ, cực thích bóng râm. Cây không cần tưới nước quá nhiều, phát triển tốt ở nơi có ánh sáng một phần, dưới tán cây lớn hoặc trong những căn phòng không có cửa sổ.

ban-da-biet-cac-loai-cay-canh-chiu-bong-ram-4.jpg

NASA đã đưa cây Lan Ý vào danh sách 10 loài cây làm sạch không khí tốt nhất, có thể hấp thụ các khí độc bao gồm benzen và formaldehyde, … Cây cảnh chịu bóng râm này mang vẻ đẹp trang nhã bởi hoa Lan Ý trắng tinh khôi vươn thẳng lên bầu trời. Trong phong thủy, Lan Ý có khả năng giải tỏa mâu thuẫn, xung khắc, mang lại cuộc sống yên bình, êm ấm cho gia chủ.

3. Sansevieria trifasciata (Snake Plant)

ban-da-biet-cac-loai-cay-canh-chiu-bong-ram-5.jpg

Sansevieria trifasciata gọi theo tên tiếng Việt là cây Lưỡi Hổ. Là loại cây chịu hạn và chịu nắng rất tốt, Lưỡi Hổ lại cũng ưa bóng râm và phát triển tốt trong ánh sáng yếu. Trồng cây trong môi trường thuận lợi, nó có thể cao tới 5 feet (tương đương 1m5). Cây có lá mọc từ gốc và trữ nước trong lá, vì vậy nó không cần phải tưới nước hàng ngày. Trên thực tế, Lưỡi Hổ phát triển tốt hơn ở nơi khô hạn, chỉ cần tưới nước mỗi tuần 1 lần.

Cây Lưỡi Hổ được mệnh danh là máy lọc các loại bỏ độc tố và hóa chất từ ​​không khí. Nó loại bỏ 4 trong số 5 chất độc chính hay được tìm thấy trong không khí trong nhà là: formaldehyde, trichloroethylene, xylene / toluene và benzen. Đồng thời, cây chuyển đổi khí carbon dioxide thành oxy, giải phóng oxy vào ban đêm, rất phù hợp trồng trong phòng ngủ của bạn.

4. Pothos (cây Trầu Bà)

ban-da-biet-cac-loai-cay-canh-chiu-bong-ram-7.jpg

Cây Trầu Bà sống được trong mọi môi trường, dù là ánh sáng mạnh hay ánh sáng yếu, trời nắng hay bóng râm, trong đất hoặc trong nước. Bất kỳ loại đất nào dù giàu hay nghèo dinh dưỡng cây cũng đều phát triển được. Cây đôi khi được trồng trên mặt nước của bể cá. Điều này tốt cho cả cây và cá vì nó hấp thụ nitrat trong bể và sử dụng chất để phát triển.

ban-da-biet-cac-loai-cay-canh-chiu-bong-ram-8.jpg

Trầu Bà còn là loại cây cảnh dạng dây leo được trồng nhiều trong nhà vì lọc không khí cực tốt, loại bỏ các chất ô nhiễm như formaldehyde, xylene và benzen. Đây cũng là một lựa chọn hợp lý cho phòng ngủ vì nó cung cấp oxy ngay cả trong đêm.

5. Dracaena sanderiana (Lucky Bamboo)

ban-da-biet-cac-loai-cay-canh-chiu-bong-ram-9.jpg

Dracaena sanderiana là tên khoa học của loài cây Trúc Phát Lộc hay còn gọi là Phát Lộc thân. Là cây cảnh chịu bóng râm, Phát Lộc thân phát triển rất chậm. Thân cây có nhiều đốt (lóng) ngắn, màu xanh nhạt, có thể uốn cong tạo nhiều hình thù như hình thuyền, hình tháp, trái tim, …

Cây Phát Lộc thường được trồng chậu đất trang trí hoặc chậu thủy tinh chứa nước. Khi cây trồng thủy sinh, không cần phải thay nước mỗi ngày, chỉ một lần trong tuần cùng với việc rửa nhẹ rễ cây, loại bỏ rễ hư thối.

ban-da-biet-cac-loai-cay-canh-chiu-bong-ram-10.jpg

Nhiều người quan niệm rằng cây cảnh này có thể mang đến nhiều may mắn, tiền tài cho người trồng. Chính vì thế, cây trở thành món quà thịnh hành để dành tặng người thân, bạn bè trong nhiều dịp đặc biệt.

Lưu ý khi trồng cây cảnh chịu bóng râm trong nhà

Mặc dù được trồng ở trong nhà, những cây cảnh đã kể ở trên lại có khả năng hấp thụ bụi và phủ lên thân lá. Trong nhà không thể có mưa để rửa trôi, nên bụi có thể bám ở cây trong một thời gian dài. Cây bị bẩn nhanh chóng trở nên khó “thở” và không còn sức sống. Do đó người trồng cần thường xuyên làm sạch lá, thân bằng cách dùng vải hoặc bông thấm nước lau nhẹ. Nếu cây bị bệnh đốm lá hay phấn trắng thì sử dụng nước vôi hay nước muối thay nước lạnh.

ban-da-biet-cac-loai-cay-canh-chiu-bong-ram.jpg

Một điều quan trọng khác cần nhớ khi chăm sóc cây chịu bóng râm trồng trong nhà là tưới nước đầy đủ và chú ý vấn đề thoát nước. Nếu bạn tưới nước mà không giữ cây khô ráo, để đất ngập úng, cây có thể úng thối rễ và chết.

Mong rằng sau khi đọc xong bài viết này, các bạn sẽ có thêm thông tin về những loài cây cảnh trồng được trong điều kiện thiếu ánh sáng như trong nhà ở, văn phòng làm việc, ...

Xem thêm: Tổng hợp các loại cây cảnh chịu nắng cực tốt

Tin tức nổi bật