Vườn Cây Việt
Không Chỉ Là Cây Cảnh

Cây Vạn Niên Thanh - Ý Nghĩa Phong Thủy Và Cách Chăm Sóc Đơn Giản Hiệu Quả

4/1/2020 2:44:00 PM  

Cây Vạn Niên Thanh là cây cảnh được yêu thích nhờ khả năng lọc không khí tốt và mang lại nhiều may mắn cho gia đình. Bên cạnh đó cây còn có nhiều lợi ích khác như dùng làm cây thuốc, cây phong thủy cho gia đình. Cùng khám phá những điều thú vị về cây Vạn Niên Thanh trong bài viết này nhé!

1. Cây Vạn Niên Thanh có mấy loại?

Trên thế giới có khoảng hơn 50 loại cây vạn niên thanh khác nhau. Nhưng tại Việt Nam thường phổ biến với các loại sau: 

  • Dieffenbachia Amoena: Đây là loại Vạn Niên Thanh phổ biến nhất, có lá màu xanh đậm và trắng. Cây này có thân thấp, tán lá rộng và có thể đạt chiều cao khoảng 1,5m.
  • Dieffenbachia Seguine: Loại này có lá màu xanh sáng và trắng, với những đốm lớn màu xanh đậm hoặc nâu. Cây có thể đạt chiều cao từ 1-1,5m.
  • Dieffenbachia Exotica: Đây là loại cây Vạn Niên Thanh có lá to, dày, màu xanh đậm và trắng. Cây có thân to và dài, có thể đạt chiều cao từ 1,2-1,5m.
  • Dieffenbachia Compacta: Loại này có lá màu xanh đậm và trắng, có độ dày vừa phải. Cây có thân ngắn và lá rộng, thường đạt chiều cao khoảng 0,6-0,8m.

cay-van-nien-thanh-4..jpg

 

2. Đặc điểm của cây Vạn Niên Thanh

Cây Vạn Niên Thanh có nguồn gốc từ Colombia, Brazil. Sau này được du nhập vào nước ta theo nhiều con đường khác nhau và dần trở nên phổ biến. Cây thường bị nhầm lẫn với cây Trầu Bà (cây Vạn Niên Thanh leo). Vậy đặc điểm nào nhận dạng tránh bị nhầm lẫn chúng với cây Trầu Bà cũng như nhiều loại cây cảnh khác?

cay-van-nien-thanh-3..jpg

Vạn Niên Thanh thuộc loại cây thân thảo, có rễ chùm ngắn, mập. Lá cây đặc biệt với màu trắng gần gân lá nổi bật trên nền xanh của lá. Lá mềm, xanh quanh năm, khi bẹ lá rụng để lại một vòng xung quanh thân cây. Cây sống lâu năm thân khá cứng và xuất hiện nhiều vòng. Cây trồng văn phòng thường có chiều cao từ 40-100 cm. Cây để bàn có chiều cao khoảng 15-35 cm.

Nhiều người thắc mắc rằng liệu cây Vạn Niên Thanh có ra hoa không? Câu trả lời là có. Hoa Vạn Niên Thanh mọc đơn có màu trắng và thường xuất hiện khi thời tiết mát mẻ.

3. Cách chăm sóc cây Vạn Niên Thanh

3.1 Chăm sóc cây Vạn Niên Thanh trồng đất

Vạn Niên Thanh cũng tương tự những cây họ ráy khác. Khi chăm sóc cần lưu ý đến một số yếu tố như lượng nước tưới, phân bón, ánh sáng.

Cách tưới nước: Một tuần chỉ nên tưới cho cây từ 1-2 lần. Với những cây lớn nên tưới 500-800 ml nước một lần. Với những cây để bàn chỉ cần khoảng 200 ml nước. Với những cây cảnh sống trong môi trường máy lạnh. Chỉ nên tưới cho cây mỗi tuần 1 lần.

Ánh sáng: Vạn Niên Thanh là cây ưa bóng vì vậy nên đặt cây ở những nơi mát mẻ thoáng đãng. Nên trồng cây ở những nơi có nhiều ánh sáng vừa phải như phòng khách, hành lang, cửa sổ, bên cạnh cửa ra vào,... Nếu cây sống trong phòng máy lạnh có ánh sáng đèn huỳnh quang thì một tuần nên mang cây ra phơi nắng 1 lần để cây tươi xanh hơn.

Đất trồng: Nên trồng cây trong đất tơi xốp. Khoảng 2 năm nên thay đất một lần để bổ sung dinh dưỡng mới cho cây.

Một bí quyết nhỏ giúp cây phát triển tốt và đẹp mắt hơn là hãy thường xuyên lau lá cây nhé! Điều này còn giúp cho cây quang hợp tốt hơn.

3.2 Chăm sóc cây Vạn Niên Thanh thủy sinh

Với những bạn đam mê trồng cây thủy sinh thì Vạn Niên Thanh là cây bạn không nên bỏ lỡ. Cách chăm sóc cây Vạn Niên Thanh trồng nước khá đơn giản. Về ánh sáng cây thủy sinh cũng tương tự như cây trồng đất. Tuy nhiên với cây thủy sinh bạn không cần phải tưới nước thường xuyên mà chỉ cần bổ sung nước cho cây 2 tuần/lần. Bạn nên thay nước cho cây hàng tháng để cây phát triển tốt hơn nhé!

cay-van-nien-thanh-1..jpg

4. Tác dụng của cây Vạn Niên Thanh

  • Dùng làm cây trang trí nhà cửa, văn phòng, bàn làm việc,... Cây tạo nên một không gian xanh, một môi trường sống xanh. Cây thích hợp để bàn, trang trí ban công, hành lang, cầu thang, tường nhà,...
  • Cây giúp lọc không khí và khử độc: đây không chỉ là một loại cây cảnh mà chúng được xem như là một cỗ máy lọc không khí an toàn, hiệu quả cao. Cây còn có khả năng hấp thụ khí độc trong môi trường, bức xạ từ các thiết bị điện tử như máy tính điện thoại,... 
  • Cây Vạn Niên Thanh đã được nhiều nghiên cứu khoa học công nhận về khả năng kiểm soát sự lây lan và phát triển của các tế bào ung thư. 
  • Là cây thuốc dễ tìm: Vạn Niên Thanh thường được sử dụng trong các bài thuốc thanh nhiệt, lợi tiểu, cầm máu và chữa bệnh bạch cầu.

5. Ý nghĩa phong thủy của cây Vạn Niên Thanh

Vạn Niên Thanh cũng là một trong những cây cảnh mang lại ý nghĩa phong thủy tốt nhất. Không chỉ đem lại nhiều tác dụng hữu ích cây còn mang lại một ý nghĩa to lớn về mặt phong thủy. Trồng cây Vạn Niên Thanh giúp mang lại may mắn, thịnh vượng, tài lộc và may mắn cho gia chủ. Sở hữu một chậu Vạn Niên Thanh còn giúp gia đình êm ấm, hạnh phúc.

Đây là loại cây yêu thích được gởi tặng trong những dịp lễ lớn như mừng tân gia, khai trương, khánh thành, năm mới,... như một lời cầu chúc may mắn.

Vạn Niên Thanh đặt trong phòng làm việc vừa lọc không khí, lại hóa giải các luồng sát khí, đặc biệt là kích hoạt, thúc đẩy sao Tứ lục chủ về thi cử sẽ mang đến nhiều may mắn, thịnh vượng và cát tường.

6. Cây Vạn Niên Thanh hợp tuổi gì, mệnh nào?

Người tuổi Thìn sở hữu cây Vạn Niên Thanh được ví như rồng gặp mây. Tại sao lại nói như vậy? Vạn Niên Thanh có thể hóa giải những sát khí mang đến sự may mắn, sung túc và cát tường cho người tuổi Thìn. Sức sống mãnh liệt của cây còn tượng trưng cho ý chí không ngừng vươn lên của người tuổi Thìn. Nên đặt 1 chậu Vạn Niên Thanh ở hướng Đông Nam trong nhà hoặc trên bàn làm việc để đem lại thuận lợi, may mắn và cát tường.

Theo các nhà phong thủy, cây Vạn Niên Thanh hợp với hầu hết các mệnh trong ngũ hành tương sinh. Cây có màu đặc trưng là trắng và xanh lá cây nên đặc biệt là người mệnh Kim và mệnh Thủy. Những người tuổi này trồng chúng sẽ gặp nhiều điềm lành, tránh điềm dữ. Con đường công danh sự nghiệp cũng ngày càng đi lên.

cay-van-nien-thanh-2..jpg

7. Một số câu hỏi liên quan đến cây Vạn Niên Thanh

7.1 Cây Vạn Niên Thanh có độc không?

Trong lá và nhựa cây Vạn Niên Thanh có chứa một lượng chất độc nhẹ gây ngứa, đau rát nếu như bị dính phải. Nếu không may bị dính phải bạn nhanh chóng rửa sạch bằng nước ấm hoặc nước muối loãng, tuyệt đối không được dùng tay gãi hoặc cào. Trường hợp bị nặng cần nhanh chóng vào viện hoặc gặp bác sĩ để được tư vấn và xử lý kịp thời.

Khi trồng loại cây này bạn cần chú ý đặt cây ở nơi an toàn để tránh trẻ nhỏ và thú cưng nuốt phải. Đồng thời, khi chăm sóc hoặc thay chậu để an toàn bạn nên sử dụng găng tay để bảo vệ.

7.2 Cây Vạn Niên Thanh nên đặt ở đâu?

Vạn Niên Thanh là loại cây ưa bóng râm, vì thế bạn không nên đặt chúng ở những nơi có ánh nắng quá gắt và có gió lớn. Tuy nhiên để cây phát triển tốt bạn nên đặt chúng ở nơi có đủ sáng, nhiệt độ và độ ẩm phù hợp. 

Vạn Niên Thanh giúp mang lại nguồn không khí tốt cho nơi làm việc cũng như không gian sống. Vậy nên bạn có thể đặt chúng ở những nơi cạnh cửa sổ, trong phòng đọc sách, phòng làm việc hay gần nơi bàn học,… Cụ thể như: 

  • Nếu chậu cây Vạn Niên Thanh của bạn tương đối lớn thì bạn có thể đặt chúng ở nơi có không gian rộng.
  • Nếu chậu cây Vạn Niên Thanh của bạn nhỏ bạn có thể đặt chúng ở bàn học, bàn làm việc,...

7.3 Cây Vạn Niên Thanh để trong nhà có tốt không?

Vạn Niên Thanh là loại cây cảnh phổ biến được ưa chuộng trồng ở phòng làm việc, khách sạn, bệnh viện,...Nhưng bạn cũng có thể để chúng trong nhà. Trong phong thủy, nếu đặt cây Vạn Niên Thanh trong nhà có thể mang lại sự may mắn, thịnh vượng cho gia chủ. Ngoài ra, Vạn Niên Thanh còn có những đặc tính giúp cung cấp nhiều oxy, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu cho không gian sống.

Bài viết trên, Vườn Cây Việt đã cung cấp đến bạn những thông tin cần về cây Vạn Niên Thanh. Với những công dụng mà chúng mang lại, bạn còn ngại gì nữa mà không sở hữu ngay cho mình một cây Vạn Niên Thanh. Liên hệ với Vườn Cây Việt qua số hotline 0916 066 249 để được tư vấn cụ thể hơn hoặc bạn có thể VÀO ĐÂY để đặt mua nhé!

Tin tức nổi bật