Vườn Cây Việt
Không Chỉ Là Cây Cảnh

Những điều thú vị về cây Cau cảnh trong nhà: đặc điểm, ý nghĩa và cách chăm sóc

5/6/2019 11:39:00 PM  

Cây Cau cảnh từ xưa đến nay đã được nhiều người biết tới là loài cây nội thất mang lại năng lượng tốt cho mọi gia đình. Cây Cau cảnh trong phong thủy có ý nghĩa gì? Chăm sóc cây Cau cảnh trong nhà như thế nào? Bạn thử tham khảo bài viết này nhé.

Nguồn gốc và đặc điểm của cây Cau cảnh

Cay-cau-canh.jpg

Cây Cau cảnh

Cây Cau cảnh hay còn gọi là cây Cau vàng, Cau kiểng vàng. Một số nơi cho rằng Cau cảnh chính là Cau Nhật vì xuất xứ từ Nhật Bản. Danh pháp khoa học của cây là Chrysalidocarpus lutescens, thuộc họ Arecaceae (Cau cảnh).

Cau cảnh có chiều cao trung bình khoảng từ 70 cm đến 2 m. Cây mọc thành bụi, thân vươn thẳng, lớn ở gốc và nhỏ dần lên ngọn, màu xanh ngả vàng. Các tàu lá mọc thẳng từ gốc, đối xứng nhau, tỏa đều và xanh mướt. Ở giữa lá có gân cứng màu vàng.

Ta vẫn thường nghe câu hát “Hoa cau rụng trắng sân nhà em, Mà hương cau ngan ngát quanh vườn trầu”. Tuy nhiên, đó là cây Cau thường, hoa trắng quả xanh và lớn. Cây Cau cảnh khó ra hoa hơn Cau thường, một năm nở được 1-2 lần. Hoa có mùi thơm ngát, từng chùm vàng. Quả Cau cảnh khá nhỏ, tròn, màu vàng hoặc đỏ.

Hoa-cay-cau-canh.jpg

Hoa cây Cau cảnh

Ý nghĩa của cây Cau cảnh

Tác dụng của cây Cau cảnh trong nhà

Cây Cau cảnh có nhiều kích thước, vừa trồng nội - ngoại thất được, vừa có thể trồng chậu nhỏ để chưng bày. Dòng Cau Tiểu Trâm mini thường được trang trí nơi bàn làm việc, quầy thu ngân, kệ sách. Cây Cau Nhật lớn thì đặt nơi góc phòng, chân Cau thang, cạnh cửa ra vào hoặc ngoài sân. Tiến sĩ BC Wolverton cho rằng, ở độ cao 1m8, Cau cảnh sẽ truyền vào không khí 1 lít nước trong 24 giờ. Với tác dụng cấp ẩm và điều hòa không khí khá tốt, cây Cau cảnh thích hợp trồng trong nhà, phòng máy lạnh để tránh không khí quá khô gây hại da.

Ngoài tác dụng cho bóng mát, mang đến màu xanh dễ chịu, cây được đánh giá là thanh lọc không khí rất tốt. NASA khẳng định rằng các khí độc hại như benzen, formaldehyde, trichloroethylene, xylene, toluene, … đều có khả năng bị cây Cau cảnh loại bỏ. Đồng thời, Cau cảnh còn có thể hút tia tử ngoại từ các thiết bị điện tử như tivi, máy tính, lò vi sóng, … hạn chế tia sóng này gây hại cho con người.

Cây Cau cảnh trong phong thủy

Theo quan niệm của người Việt từ xa xưa, cây Cau đóng vai trò quan trọng trong phong thủy sân vườn - nhà ở. “Trước cau sau chuối” là câu truyền miệng qua nhiều thế hệ. Và hình ảnh hàng Cau thẳng tắp trước nhà cũng là khung cảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam. Cau từ lâu đã như là một biểu tượng của sự bình yên và mang đến những điều tốt đẹp.

y-nghia-cay-cau-canh.jpg

Cây Cau cảnh có nhiều ý nghĩa tốt đẹp

Những cây Cau cảnh được trồng trước nhà có ý nghĩa như sự án ngữ, là vật che chắn bảo vệ ngôi nhà khỏi điều xấu xa và những luồng năng lượng độc hại. Cây Cau còn có thể khai thông vượng khí, giúp người trồng may mắn phát tài.

Ý nghĩa phong thủy của cây Cau cảnh quả thật rất tích cực. Vậy cây Cau cảnh hợp mệnh gì? Màu xanh mướt cúa lá cây là màu bản mệnh của hành Mộc và màu tương sinh của hành Hỏa. Do đó cây Cau cảnh hợp cả hai mệnh: Mộc và Hỏa. Người mệnh Mộc trồng cây như tiếp thêm năng lượng. Người mệnh Hỏa chưng cây như tăng thêm may mắn.

Cách nhân giống

Trong-cay-cau-canh-bang-hat.jpg

Trồng Cây cau cảnh bằng hạt

Cây Cau cảnh có thể trồng bằng hạt. Quả Cau khi khô lại, bạn gieo vào đất ẩm và đặt nơi thoáng mát thì có thể mọc mầm lên cây con. Tuy nhiên, thời gian nảy mầm cũng như để cây con trưởng thành là rất lâu. Nếu bạn có ý định trồng cây Cau cảnh trong nhà thì nên tìm những nhà vườn uy tín như Vườn Cây Việt để mua cây sẵn và về chăm sóc tiếp, sẽ tiện hơn.

Nhiều người đã thử áp dụng phương pháp nhân giống bằng cách chiết bẹ lá ngay từ gốc, giâm vào đất thích hợp vào mùa xuân. Nơi đặt cành giâm cần thoáng mát, tránh nắng và gió mạnh, không ngập nước thì mới dễ phát triển rễ. Dùng thuốc kích mọc rễ bón thêm vào cũng là một gợi ý hay.

Chăm sóc cây Cau cảnh trong nhà

Vị trí đặt cây

Cây Cau cảnh có thể trồng ở bất kỳ đâu, tuy nhiên cũng nên xem xét đảm bảo vị trí đặt cây đủ lượng ánh sáng cần thiết. Cây nếu chịu nắng gắt lâu ngày sẽ dễ bị vàng lá, khô héo và chết dần. Tuy nhiên nó vẫn cần nhiều ánh sáng, tầm 5-6 tiếng mỗi ngày và tốt hơn là ánh nắng trực tiếp. Nếu nhà bạn có cửa kính thì hãy đặt cây ngay sau cửa kính, hoặc cửa sổ, vừa che nắng chắn gió lại có thể nhận đủ ánh sáng để quang hợp.

Được biết Cau cảnh phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ từ 18-28° C. Do đó, khi bạn trồng cây trong nhà cần giữ điều hòa ở mức nhiệt độ này là thích hợp nhất. Ngoài trời nhiệt độ cao hơn, cây vẫn sống được nhưng lá sẽ không xanh mướt và đẹp bằng trong nhà, nơi vừa đủ sáng vừa đủ nhiệt.

Tưới nước

Cau cảnh ưa ẩm, cần nhiều nước, nhưng không thích ngập úng. Mỗi ngày nên tưới cho cây một lần với lượng nước vừa đủ làm ướt đất. Thỉnh thoảng bạn cũng nên phun sương cho lá được xanh tươi hơn. Phun sương cũng là cách làm sạch bụi bẩn bám trên lá cây, giúp cây phát huy tác dụng thanh lọc không khí tốt hơn.

Đất trồng

Dat-trong-cay-cau-canh.jpg

Chuẩn bị đất trồng cây cau cảnh

Về nguyên tắc, khi mua cây Cau cảnh về, bạn nên thay đất cho cây. Sau đó định kỳ khoảng 4-6 tháng bạn thay đất và bón thêm phân cho cây phát triển tốt hơn. Một điều thú vị đó là, mặc dù cây Cau cảnh phát triển chiều cao khá chậm, nhưng bộ rễ lại lan dài khá nhanh. Trong trường hợp rễ cây phát triển quá dài thì cắt tỉa bớt rễ hoặc thay chậu mới lớn hơn.

Cây Cau cảnh phù hợp với đất màu mỡ, nên trộn thêm ít tro trấu và xơ dừa để vừa giữ ẩm mà cũng thoát nước tốt. Trồng cây ngoài vườn thì đất rộng, rễ cây dễ bò sâu tìm hút chất dinh dưỡng. Nhưng cây trồng chậu thì không đủ điều kiện nên bạn phải bón thêm phân hữu cơ hoặc phân NPK cho cây.

Bảo vệ cây

Cây Cau cảnh cần bảo vệ trước sâu bệnh hại như nấm, rệp lá hay sâu bọ trú ngụ. Người trồng thường xuyên kiểm tra cây, cắt bỏ lá vàng úa, bẹ lá già khô, bắt sâu bọ và phun thuốc ngừa sâu bệnh.

Bao-ve-cay-cau-canh.jpg

Bảo vệ cây Cau cảnh

Ngoài ra, khi trồng cây Cau cảnh trong nhà, chúng có thể bị thú cưng nhai lá hoặc đẩy ngã. Bạn phải có biện pháp xử lý kịp thời, tránh những trường hợp đó. Nhiều người tự tin cho rằng cây thật sự an toàn đối với con người và động vật. Và mặc dù chưa có tài liệu chứng minh cây Cau cảnh có độc, nhưng để thú cưng gặm hết lá thì cây cũng không còn được thẩm mỹ lắm đâu.

Tìm hiểu thêm về cây Cau cảnh ngay tại đây: https://vuoncayviet.com/san-pham/cay-cau-tieu-tram-de-ban.html

Với những thông tin ở trên, các bạn đã có thể phân biệt được Cau cảnh và Cau thường chưa nào? Có nhiều đặc điểm của hai loại cây này khác nhau lắm đấy. Và nhớ rằng cách chăm sóc của chúng cũng không hề giống nhau. Nếu vẫn còn thắc mắc điều gì, có thể liên hệ hotline 0985 507 150 để được chúng tôi tư vấn hướng dẫn kỹ lưỡng hơn nhé.

 

Tin tức nổi bật